[WEBPACK] Webpack từ A đến Á: Webpack Style Loader (ok)

https://viblo.asia/p/webpack-tu-a-den-a-webpack-style-loader-ByEZk2Q4KQ0

Webpack từ A đến Á: Webpack Style Loader

CSSHTMLJavaScriptWebpack

Webpack từ A đến Á cùng kentrung

Trong bài trước chúng ta đã biết cách thiết lập Webpack để load ảnh vào trong ứng dụng của bạn. Bài hôm nay chúng ta sẽ học cách load css thông qua style-loader

1. Chuẩn bị file

Code file dist/index.html

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
  <meta charset="UTF-8">
  <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
  <title>Webpack từ A đến Á cùng kentrung</title>
</head>
<body>
  <ul>
    <li><a href="#">HOME</a></li>
    <li><a href="#">HTML</a></li>
    <li><a href="#">CSS</a></li>
    <li><a href="#">JAVASCRIPT</a></li>
    <li><a href="#">WEBPACK</a></li>
  </ul>
  <script src="main.js"></script>
</body>
</html>

Code file src/style.css

ul {list-style: none;}
ul li {display: inline-block; margin: 0 10px;}
ul li a {color: #377ab7; text-decoration: none;}
ul li a:hover {color: red;}

Vậy là xong phần chuẩn bị, phần tiếp theo chúng ta bắt đầu tìm hiểu về style-loader là gì?

2. Webpack style-loader

style-loader giúp chúng ta Inject CSS into the DOM, tác dụng chủ yếu là xác định vị trí chèn css trong html bằng Javascript, để sử dụng chúng ta phải cài đặt nó thông qua npm (lưu ý là chúng ta nên kết hợp cùng với css-loader)

npm install style-loader css-loader --save-dev

Sau khi cài đặt xong chúng ta chỉnh sửa lại cấu hình file webpack.config.js

const path = require('path')

module.exports = {
  entry: './src/index.js',
  output: {
    filename: 'main.js',
    path: path.resolve(__dirname, 'dist')
  },
  module: {
    rules: [
      {
        test: /\.css$/i,
        use: ['style-loader', 'css-loader'],
      },
    ],
  },
}

Đoạn code trên có ý nghĩa là tạo ra một rule (quy định) để test tất cả các file có đuôi là css. Nó sử dụng css-loader để chuyển css bạn viết ở trên thành css in js, sau đó đến style-loader xác định vị trí sẽ chèn vào trong file html.

Code file src/index.js và gọi file css ở trên vào

import './style.css'

Thế là xong phần cấu hình giờ chúng ta chạy webpack xem thế nào npm run dev. Khi chạy xong câu lệnh trên, ta mở file dist/index.html và xem code trong F12

<head>
  ...
  <style>
    ul {list-style: none;}
    ul li {display: inline-block; margin: 0 10px;}
    ul li a {color: #377ab7; text-decoration: none;}
    ul li a:hover {color: red;}
  </style>
</head>

Ta thấy phần code css giờ đã được Javascript chèn vào trang html thông qua thẻ style trong khối head. Thật là vi diệu!

3. Thêm css bằng Multiple file types per entry

Ở mục 2 cách thêm css là gọi trực tiếp file css vào một file Javascript mục tiêu, ở đây chính là src/index.js, ngoài cách này ra ta có thể dùng cách thêm css vào trong entry point. Code file src/index.js chúng ta xóa đoạn import đi, mình thay thế bằng đoạn code đơn giản này

console.log('index.js')

Code file webpack.config.js

const path = require('path')

module.exports = {
  entry: {
    main: [ 
      './src/style.css',
      './src/index.js',
    ]
  },
  output: {
    filename: '[name].js',
    path: path.resolve(__dirname, 'dist')
  },
  module: {
    rules: [
      {
        test: /\.css$/i,
        use: ['style-loader', 'css-loader'],
      },
    ],
  },
}

Thế là xong phần cấu hình giờ chúng ta chạy webpack xem thế nào npm run dev. Khi chạy xong câu lệnh trên, ta mở file dist/index.html và xem code trong F12

<head>
  ...
  <style>
    ul {list-style: none;}
    ul li {display: inline-block; margin: 0 10px;}
    ul li a {color: #377ab7; text-decoration: none;}
    ul li a:hover {color: red;}
  </style>
</head>

Ta thấy phần code css giờ lại được tự động thêm vào trang html thông qua thẻ style trong khối head. Thật là vi diệu 2!

4. Option injectType

Name

Type

Default

Description

injectType

String

styleTag

Allows to setup how styles will be injected into the DOM

Các giá trị khả thi:

  • styleTag

  • singletonStyleTag

  • lazyStyleTag

  • lazySingletonStyleTag

  • linkTag

injectType cho phép chúng ta thiết lập cách css được thêm vào trong html. Theo mặc định thì webpack sẽ chèn css vào trong thẻ style bên trong khối head cách này gọi là internal CSS (styleTag).

Một trong những cách khác để chèn css là dùng external CSS (linkTag) và gọi nó qua thẻ link trong khối head. Lưu ý khi dùng cách này bạn phải chắc chắn là đã có file-loader, nếu quên hoặc chưa biết tác dụng của nó thì bạn nên xem lại chút ở bài trước

const path = require('path')

module.exports = {
  entry: './src/index.js',
  output: {
    filename: '[name].js',
    path: path.resolve(__dirname, 'dist')
  },
  module: {
    rules: [
      {
        test: /\.css$/i,
        use: [
          { loader: 'style-loader', options: { injectType: 'linkTag' } },
          { loader: 'file-loader', options: { name: 'css/[name].[ext]' } },
        ],
      },
    ],
  },
} 

Chạy lại webpack thì chúng ta thấy trong folder dist đã tự động thêm folder và file css theo cấu trúc bên dưới

webpack-demo
  ...
  |- dist/
    |- css/
      |- style.css
    |- index.html
    |- main.js

Giờ chúng ta chạy file dist/index.html và xem code trong F12 đã tự động thêm css thông qua thẻ link

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>
  ...
  <link rel="stylesheet" href="css/style.css">
</head>
...

5. Option insert

Name

Type

Default

Description

insert

String / Function

head

Inserts tag at the given position into the DOM

Theo mặc định thì webpack sẽ chèn css vào khối <head> nhưng với insert chúng ta có thể chèn css vào vị trí nào trên html mà mình muốn. Ví dụ với cấu hình này thì css sẽ được đặt ở dưới cùng trong khối <body>

const path = require('path')

module.exports = {
  entry: './src/index.js',
  output: {
    filename: '[name].js',
    path: path.resolve(__dirname, 'dist')
  },
  module: {
    rules: [
      {
        test: /\.css$/i,
        use: [
          { loader: 'style-loader', options: { insert: 'body' } },
          'css-loader',
        ],
      },
    ],
  },
}

Giờ chúng ta chạy file dist/index.html và xem code trong F12

<body>
  ...
  <script src="main.js"></script>
  <style>
    ul {list-style: none;}
    ul li {display: inline-block; margin: 0 10px;}
    ul li a {color: #377ab7; text-decoration: none;}
    ul li a:hover {color: red;}
  </style>
</body>

Cứ tự động như này thì quả thật là phê! Ngoài ra còn rất nhiều option khác của style-loader mà mình không nói hết được.

Bài viết đến đây là hết, hi vọng với bài viết này các bạn đã thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo.

Last updated