Axios vs Fetch - Nếu như bạn đã từng làm việt với HTTP calls trong javascript hay nodejs thì bạn cũng đã từng sử dụng 1 trong 2 thằng này. Axios là một module mạnh mẽ và phổ biến trong javascript, và tương tự Fetch được phát hành 2015 cho đến nay
Và bài này không phải để tìm hiểu sâu về Axios và Fetch, vì những bài trước chúng tôi cũng đã nói chi tiết về các ưu và nhược điểm và cách sử dụng của từng thằng. Hôm nay trong bài này tôi lấy những ví dụ để so sánh xem bạn nên sử dụng thằng nào khi làm việc ở client.
Có một thông tin nho nhỏ về Axios đó là Nó đã được tải xuống từ npm hơn 25 triệu lần vào tháng 10 năm 2019. Một con số khủng khiếp, mà chúng ta cũng không ngạc nhiên, vì đa số hiện nay, chúng ta những developer javascript (devjs) đã sử dụng nodejs quá nhiều và tôi cũng không ngoại trừ là thường xuyên sử dụng Axios để setup cron-job. Nhưng bạn có biết Axios đã dừng dự án này hai năm rồi không? Và theo một topic của redit thì có thể nó thực sự đang chết. Hơn nữa những lỗ hổng đã được phát hiện khi sử dụng Axios bởi snyk.io. Càng làm cho Axios dừng chân cho đến bây giờ. Các bạn cũng nên tìm hiểu chút ít để biết nhiều hơn. Nghề của chúng ta là vậy, đọc và tìm hiểu, thậm chí ghi lại và chúng ta sẽ nhớ nhiều hơn.
Bây giờ tôi sẽ làm những ví dụ nhỏ nhỏ về so sánh cách sử dụng giữa Axios và Fetch xem có cái gì đặc biệt hơn không? Và trong năm 2020 bạn nên chọn thằng nào để hoạt động trên browser.
Nhìn qua chúng ta cũng biết được khi sử dụng Fetch thì phải mất 2 lần promises chúng ta mới nhận được kết quả. Còn khi sử dụng với Axios thì không hề có chuyện đó. Nó lấy trực tiếp khi promise return.
axios
.post("https://jsonplaceholder.typicode.com/posts", {
title: "Title of post",
body: "Body of post"
})
.then(response => console.log(response.data))
.catch(error => console.log(error));
Tương tự như GET thì khi sử dụng Fetch thì chúng ta phải convert data qua JSON.stringify(), với Axios thì chúng ta có thể bỏ một cách thoải mái.
Notes:
The JSON.stringify() method converts a JavaScript object or value to a JSON string, optionally replacing values if a replacer function is specified or optionally including only the specified properties if a replacer array is specified.
3 - Error handling
Using Fetch
fetch("https://jsonplaceholder.typicode.com/todos/100000")
.then(response => {
if (!response.ok) throw Error(response.statusText);
return response.json();
})
.then(data => console.log("data", data))
.catch(error => {
console.log("error", error);
});
// error Error: Not Found
axios
.get("https://jsonplaceholder.typicode.com/todos/100000")
.then(response => {
console.log("response", response);
})
.catch(error => {
console.log("error", error);
});
// error Error: Not Found
Axios network errors một cách trực tiếp còn nếu bạn làm việc với Fetch thì bạn phải check propertie response.ok.
4 - Simultaneous requests
Serial and parallel trong promise là một khái niệm quan trọng, bạn cần luôn luôn sử dụng vì nó quyết định tới performance code của bạn. Ở đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong các ví dụ mà những bài trước đã trình bày.
axios.all([
axios.get('https://api.github.com/users/anonystick'),
axios.get('https://api.github.com/users/anonystick')
])
.then(axios.spread((obj1, obj2) => {
// Both requests are now complete
console.log(obj1.data.login + ' has ' + obj1.data.public_repos + ' public repos on GitHub');
console.log(obj2.data.login + ' has ' + obj2.data.public_repos + ' public repos on GitHub');
}));
5 - Upload
Upload thì toi nghĩ cái quan trọng là làm sao quản lý được monitor the progress khi upload thôi, để làm được điểu đó thì Fetch chưa support. Trong khi đó chúng ta có thể sử dụng Axios trong trường hợp này
Trên đây là những ví dụ về so sánh giữa Axios và Fetch. Trong năm 2020 bạn nên sử dụng gì. Với bạn nào sử dụng Node thì việc sử dụng Axios thì không bàn cãi, nhưng trên browser thì việc sử dụng khi nào thì nên cân nhắc.